GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ GIÁ

 

   Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả theo thời gian của các mặt hàng trong rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đại diện. Rổ hàng hóa, dịch vụ để tính chỉ số giá tiêu dùng gồm các loại hàng  hóa và dịch vụ phổ biến, đại diện cho tiêu dùng của dân cư, thường được xem xét, cập nhật 5 năm một lần cho phù hợp với tiêu dùng của dân cư trong mỗi thời kỳ.

Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng là cơ cấu chi tiêu các nhóm mặt hàng trong tổng chi tiêu của hộ gia đình được tổng hợp từ kết quả điều tra mức sống dân cư và dùng cố định khoảng 5 năm.

Áp dụng công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền để tính chỉ số giá tiêu dùng :

Trong đó:   

 là chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo (t) so với kỳ gốc cố định (0);

,  tương ứng là giá tiêu dùng kỳ báo cáo (t) và kỳ gốc
cố định (0);

 là quyền số kỳ gốc cố định (0);

 là chi tiêu dùng ở kỳ gốc cố định (0);

   n là số lượng mặt hàng/nhóm mặt hàng.

Chỉ số giá tiêu dùng được tính hàng tháng, theo các gốc so sánh: năm gốc, tháng trước, cùng tháng năm trước, tháng 12 năm trước và bình quân thời kỳ cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chỉ số giá vàng, chỉ số giá đô la Mỹ là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả theo thời gian của mặt hàng vàng và đô la Mỹ trên thị trường.

Giá vàng và đô la Mỹ được thu thập hàng ngày tại các điểm bán lẻ, giá bình quân được tính bằng bình quân giá các ngày trong tháng.

Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ được tính theo công thức sau:

Trong đó:

 là chỉ số giá vàng hoặc đô la Mỹ tháng báo cáo (t) so với tháng trước tháng báo cáo (t-1);

 là giá bình quân vàng hoặc đô la Mỹ tháng báo cáo (t);

 là giá bình quân vàng hoặc đô la Mỹ tháng trước tháng báo cáo (t-1).

Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ được tính hàng tháng, theo các gốc so sánh: năm gốc, tháng trước, cùng tháng năm trước, tháng 12 năm trước và bình quân thời kỳ cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giá tiêu dùng bình quân một số hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn là số tiền do người tiêu dùng phải chi trả khi mua một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày. Giá tiêu dùng được thể hiện bằng giá bán lẻ hàng hóa trên thị trường hoặc giá dịch vụ phục vụ sinh hoạt và đời sống dân cư (bao gồm cả thuế VAT). Trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ không có giá niêm yết, người mua có thể mặc cả thì giá tiêu dùng là giá người mua thực trả sau khi thỏa thuận với người bán.

Giá tiêu dùng bình quân được tính theo công thức sau:

Trong đó:

:      Giá bình quân tháng báo cáo mặt hàng i;

Pi,j,k: Giá điều tra mặt hàng i tại điểm j, kỳ k;

K: Số kỳ điều tra mặt hàng i tháng báo cáo, K = 1­÷3;

k: Kỳ điều tra mặt hàng i, k = 1÷K;

M: Số điểm điều tra mặt hàng i trong tháng báo cáo;

j: Điểm điều tra mặt hàng i tại kỳ k tháng báo cáo, j = 1 ÷M;

N: Số mẫu giá mặt hàng i được thu thập trong tháng báo cáo,
N= M x K.

 


EXPLANATION OF TERMINOLOGY, CONTENT
AND METHODOLOGY
OF SOME STATISTICAL INDICATORS ON Price

 

Consumer price index (CPI) is a relative indicator (measured by %) reflecting the tendency and change in the price level by time series of market basket of selected representative consumer goods and services. The basket of goods and services for measuring CPI consists of popular goods and services which represent for the population’s consumption are revised and updated every 5 years to be conformity with population’s consumption in each certain period.

Weight for CPI compilation is the expenditure share for item groups in the total of the household expenditure which is collected from results of Vietnam Household Living Standard Survey (VHLSS) and used constantly in a 5-year period.

Weighted geometric mean Laspeyres formula is used to compile CPI:

Where:  

: CPI in the reference period (t) compared to the constant base period (0);

, : Consumer price of product i in the reference period (t) and in the constant base period (0) respectively;

: Weight in the constant base period (0);

: Consumer expenditure in the constant base period (0);

 n: The number of items/ item groups.

CPI is computed monthly by the following comparative bases: base year, previous month, same month of the last year, last December and periodical average for every province/ city directly under the central government.

Gold price index and USD price index are relative indicators (measured by %) reflecting the tendency and change in the price level of gold and USD by time series in market.

Gold and USD prices are daily recorded at retail shops, average gold and USD price is computed as the average of prices of days in a month.

Formula for computing gold and USD price is as follows:

Where:

: Gold or USD price index in the reference month (t) compared to the previous month (t-1);

: Average gold or USD price in the reference month (t);

: Average gold or USD price in the previous month (t-1).

Gold price index and USD price index are computed monthly by the following comparative bases: base year, previous month, same month of the last year, last December and periodical average for every province/ city directly under the central government.

Average consumer price of some goods and servicesin the local area is the amount of money that consumers spend to buy a unit of goods or service to serve for daily life. Consumer price is shown by the retail price of goods in market or the price of services for people’s livings (including VAT). In case that the prices of goods and services are not marked and consumers can bargain, the consumer price is the final price of goods paid by consumers in market after negotiation with sellers.

Formula for computing average consumer price is as follows:

Where:

: Average price in the reference month of item i;

Pi,j,k: Surveyed price of item i at place j, period k;

K: Number of survey periods of item i in the reference month,

K = 1­÷3;

k: The survey period of item i, k = 1÷K;

M: Number of survey places of item i in the reference month;

j: Survey place of item i in period k in reference month,
j = 1÷M;

N: Number of samples of item i’s price collected in the reference  month, N = M x K.