GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CÔNG NGHIỆP

 

Sản phẩm công nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ công nghiệp.

Sản phẩm vật chất công nghiệp là sản phẩm công nghiệp được tạo ra do tác động của công cụ lao động lên đối tượng lao động làm thay đổi hình thái ban đầu của nguyên, vật liệu để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng mới hoặc sản phẩm được khai thác từ các mỏ. Sản phẩm vật chất công nghiệp bao gồm:(1) Chính phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra đạt quy cách và phẩm chất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định; (2) Thứ phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra chưa đạt đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về quy cách và phẩm chất nhưng vẫn có giá trị sử dụng và được tiêu thụ (thị trường chấp nhận); (3) Phụ phẩm (còn gọi là sản phẩm song song) là những sản phẩm vật chất được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp cùng với sản phẩm chính.

Sản phẩm dịch vụ công nghiệp là một loại sản phẩm công nghiệp biểu hiện dưới hình thức gia công hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm công nghiệp nhưng không làm thay đổi hình thái giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng tháng, quý, năm. Chỉ số được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất, nên còn được gọi là “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”; là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh nhanh tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung và tốc độ phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng; đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư và các đối tượng dùng tin khác.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.

Chỉ số sản xuất công nghiệp được bắt đầu từ tính chỉ số sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phương hoặc chung toàn quốc.

Quy trình tính toán

Bước 1: Tính chỉ số sản xuất cho sản phẩm         

Công thức tính:

Trong đó:

iqn là chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng ...);

qn1 là khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ báo cáo;

qn0 là khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ gốc.

Bước 2: Tính chỉ số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 4

Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại diện cho ngành đó.

Công thức tính:

Trong đó:

IqN4  chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N;

iqn là chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n trong ngành cấp 4;

Wqn là quyền số của sản phẩm thứ n. Quyền số của sản phẩm là giá trị theo giá cơ bản của sản phẩm năm 2010.

Bước 3: Tính chỉ số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 2

Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 4 trong ngành cấp 2 của doanh nghiệp.

Công thức tính:

Trong đó:

IqN2 là chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;

IqN4 là chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4;

WqN4 là quyền số của ngành công nghiệp cấp 4. Quyền số của ngành công nghiệp cấp 4 là giá trị tăng thêm theo giá hiện hành năm gốc 2010.

Bước 4: Tính chỉ số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 1

Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2 trong ngành cấp 1 của khu vực doanh nghiệp.

 Công thức tính:

Trong đó:

IqN1 là chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1;

IqN2 là chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;

WqN2 là quyền số của ngành công nghiệp cấp 2. Quyền số của ngành công nghiệp cấp 2 là giá trị tăng thêm của các ngành tương ứng theo giá hiện hành năm gốc 2010.

Bước 5: Tính chỉ số sản xuất cho toàn ngành công nghiệp

Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của ngành cấp 1 trong toàn ngành công nghiệp.

Công thức tính:


Trong đó:

Iq là chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp;

IqN1 là chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1;

WqN1: là quyền số của ngành công nghiệp cấp 1. Quyền số của ngành công nghiệp cấp 1 là giá trị tăng thêm năm 2010 theo giá hiện hành của ngành cấp 1.

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo là chỉ tiêu so sánh mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra giữa thời kỳ báo cáo với thời kỳ được chọn làm gốc so sánh.

Thời kỳ gốc so sánh của chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo là tháng bình quân của năm gốc, tháng trước liền kề và tháng cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo phản ánh tình hình thay đổi (tăng, giảm) mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của một sản phẩm, nhóm sản phẩm, của một ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2 và toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tính cho khu vực doanh nghiệp, không tính cho khu vực cá thể.

Quy trình tính toán

Quy trình tính chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo được thực hiện theo 4 bước.

- Bước 1: Tính chỉ số tiêu thụ của từng sản phẩm

Công thức tính:

Trong đó:

itn  là chỉ số tiêu thụ sản phẩm n;

Tn1 là số lượng sản phẩm hiện vật tiêu thụ ở thời kỳ báo cáo của sản phẩm n;

Tn0 là số lượng sản phẩm hiện vật tiêu thụ ở thời kỳ gốc so sánh của sản phẩm n.

- Bước 2: Tính chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4

Công thức tính:

Trong đó:

ItN4 là chỉ số tiêu thụ của ngành cấp 4;

itn là chỉ số tiêu thụ của sản phẩm thứ n trong ngành công nghiệp cấp 4;

dtn là quyền số tiêu thụ của sản phẩm n.

Quyền số tiêu thụ của sản phẩm tính bằng doanh thu thuần tiêu thụ của sản phẩm ở năm gốc 2010.

- Bước 3: Tính chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 2

Công thức tính:          

 

Trong đó:

ItN2 là chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 2;

ItN4 là chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4;

dtN4 là quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4.

Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 4 là doanh thu thuần công nghiệp của ngành cấp 4 ở năm gốc 2010.

- Bước 4: Tính chỉ số tiêu thụ của toàn ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo

Công thức tính:                     
                                                

Trong đó:

ItN là chỉ số tiêu thụ của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

itN2 là chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 2;

dtN2 là quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp cấp 2.

Quyền số của ngành công nghiệp cấp 2 là doanh thu thuần công nghiệp của ngành công nghiệp cấp 2 ở năm gốc 2010.

 Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phản ánh thực trạng và tình hình biến động của tồn kho sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung và của từng sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng.

Chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến, chế tạo là chỉ tiêu so sánh mức tồn kho sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ công nghiệp giữa thời kỳ báo cáo và kỳ gốc so sánh. Kỳ gốc so sánh của chỉ số tồn kho là mức tồn kho của năm gốc (bình quân giữa thời điểm đầu năm và cuối năm 2010), mức tồn kho cuối tháng trước và mức tồn kho cuối tháng của tháng cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tồn kho sản phẩm phản ánh tình hình biến động tồn kho của sản phẩm, của ngành công nghiệp cấp 4, ngành công nghiệp cấp 2 và toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tính cho khu vực doanh nghiệp, không tính cho khu vực cá thể.

Quy trình tính toán

Quy trình tính chỉ số tồn kho thực hiện theo 4 bước:

- Bước 1: Tính chỉ số tồn kho của từng sản phẩm

Công thức tính:          

Trong đó:

iKn là chỉ số tồn kho của sản phẩm thứ n;

qKn1 là số lượng sản phẩm hiện vật tồn kho của sản phẩm thứ n tại thời điểm cuối kỳ báo cáo;

qKn0 là số lượng sản phẩm hiện vật tồn kho của sản phẩm thứ n tại thời điểm cuối kỳ so sánh.

- Bước 2: Tính chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4

Công thức tính:

Trong đó:

IKN4 là chỉ số tồn kho của ngành cấp 4;

iKn là chỉ số tồn kho của sản phẩm thứ n thuộc ngành cấp 4;

hKn là quyền số tồn kho của sản phẩm thứ n.

Quyền số tồn kho của ngành cấp 4 là giá trị tồn kho của sản phẩm tại thời điểm cuối năm 2010 thuộc ngành cấp 4.

- Bước 3: Tính chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2

Công thức tính:     

Trong đó:

IKN2 là chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2;

IKN4 là chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4;

hKN4 là quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4.

Quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 4 là giá trị tồn kho của ngành cấp 4  năm 2010 (được tính bằng bình quân đầu và cuối năm 2010).

- Bước 4: Chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Công thức tính:                       

 

Trong đó:

IKN là chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

IKN2 là chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2;

hKN2 là quyền số tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2.

Quyền số tồn kho của ngành cấp 2 là giá trị tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2 năm 2010 (được tính bằng bình quân giữa đầu và cuối năm 2010).


EXPLANATION OF TERMINOLOGY, CONTENT
AND METHODOLOGY OF SOME STATISTICAL INDICATORS ON INDUSTRY

 

Industrial product is an indicator showing the results of industrial production under the form of material products and services in a given time.

Physical products are industrial products which are created by using working instruments to turn the primary materials into new product with new utilization value. Industrial products can also be the ones exploited from different mines. Physical products include: (1) Finished products are industrial products manufactured conformable with specification and technical standards; (2) Secondary products are industrial products still having utilization value though they fail to meet the standard of specification and quality. They are consumed and accepted on the market; (3) Auxiliary products (or also called by-products) are produced together with main products during the process of industrial production.

Industrial services are industrial products which are processed or increased their utilization value without changing the initial value of the products.

Index of industrial production (IIP) is an indicator evaluates the growth rate of industrial production every month, quarter and year. The index is calculated by the quantity of production, therefore it is called “The index of quantity of industrial production”; IIP is important indicator reflecting the situation of industrial production growth in general and the growth rate of each commodity in particular; it satisfies the information needs of State agencies, investors and other users.

IIP is the ratio between quantity of industrial production at current and base time.

The calculation of IIP begins with the calculation of production index of commodity. From production index of commodity, production indexes of VSIC 4-digit industries, VSIC 2-digit industries, VSIC 1-digit industries and the whole industry can be calculated and so is IIP for a province or the whole country.

Calculation:

- Step 1: Calculating production index of commodity  

Formula:

Where:

iqn: Production index of commodity n (For example: electricity, coal, fabric, cement…);

qn1: Quantity of commodity n at reference time;

qn0: Quantity of commodity n at base time.

- Step 2: Calculating production index of VSIC 4-digit industries

The production index of VSIC 4-digit industries is the weighted average index of representing commodities for VSIC 4-digit industries.

Formula:          

Where:

IqN4: Production index of VSIC 4-digit industry N;

iqn: Production index of commodity n in VSIC 4-digit industry;

Wqn: Weight of commodity n. Weight of commodity is the value at base price in 2010.

- Step 3: Calculating production index of VSIC 2-digit industries

The production index of VSIC 2-digit industries is the weighted average index of representing VSIC 4-digit industries in VSIC 2-digit industries.

Formula:

Where:

IqN2: Production index of VSIC 2-digit industries;

IqN4 : Production index of VSIC 4-digit industries;

WqN4: Weight of VSIC 4-digit industries. Weight of VSIC 4-digit industries is the value added at current price in 2010.

- Step 4: Calculating production index of VSIC 1-digit industries

The production index of VSIC 1-digit industries is the weighted average index of representing VSIC 2-digit industries in VSIC 1-digit industries.

Formula:

Where:

IqN1: Production index of VSIC 1-digit industries;

IqN2: Production index of VSIC 2-digit industries;

WqN2: Weight of VSIC 2-digit industries. Weight of VSIC 2-digit industries is the value added at current price in 2010.

- Step 5: Calculating production index of the whole industry

The production index of industry is the weighted average index of representing VSIC 1-digit industries in the whole industry.

Fomula:

Where:

Iq: Production index of the whole industry;

IqN1: Production index of VSIC 1-digit industries;

WqN1: Weight of VSIC 1-digit industries. Weight of VSIC 1-digit industries is the value added at current price in 2010.

The index of industrial shipment of manufacturing is the index comparing the rate of industrial shipment between reference time and base time.

The base time of the index of industrial shipment of manufacturing are the average month of base year, the previous period and the same period of last year.

The index of Industrial Shipment of manufacturing reflects the situation of changing in industrial shipment (increase, decrease) of each commodity, groups of commodities, each industrial activity or in general.

The index of Industrial Shipment of manufacturing is calculated for only enterprise sector, not individual sector.

Calculation

The process of calculation is done in 4 steps:

- Step 1: Calculating shipment index of each commodity

Formula:

Where:

itn: Shipment index of commodity n;

Tn1: Quantity of commodity n consumed at reference time;

Tn0: Quantity of commodity n consumed at base time.

- Step 2: Calculating shipment index of VSIC 4-digit industries

Formula:

Where:

ItN4: Shipment index of VSIC 4-digit industry;

itn: Shipment index of commodity nth  in VSIC 4-digit industries;

dtn: Weight of commodity n.

Weight of commodity is the value of net turnover of commodity of shipment at base year of 2010.

- Step 3: Calculating shipment index of VSIC 2-digit industries

Formula:

Where:

ItN2: Shipment index of VSIC 2-digit industry;

ItN4: Shipment index of VSIC 4-digit industry;

dtN4: Weight of VSIC 4-digit industry.

Weight of VSIC 4-digit industry is the value of net turnover of VSIC 4-digit industry of shipment at base year of 2010.

- Step 4: Calculating shipment index of the whole manufacturing

Formula:

Where:

ItN: Shipment index of the whole manufacturing;

ItN2: Shipment index of VSIC 2-digit industry;

dtN2: Weight of VSIC 2-digit industry.

Weight of VSIC 2-digit industry is the value of net turnover of VSIC 2-digit industry of shipment at base year of 2010.

The Index of Industrial Inventory is an indicators reflecting the status and situation of inventory fluctuations products processing industry and manufacturing in general and of each product processing industries, manufacturing in particular.

The Index of Industrial Inventory is the index comparing the rate of industrial inventory between reference time and base time.

The base time of the index of industrial inventory are the change in inventory of base year (average of the beginning and the end of 2010), the previous period and the same period of last year.

The index of Industrial Inventory reflects the situation of changing in industrial inventory of each commodity, groups of commodities, each industrial activity or in general.

The index of Industrial Shipment is calculated for only enterprise sector, not individual sector.

Calculation

The process of calculation is done in 4 steps:

- Step 1: Calculating Inventory index of each commodity

Formula:            

Where:

iKn: Inventory index of commodity n;

qKn1: Quantity of Inventory commodity n at reference time;

qKn0: Quantity of Inventory commodity n at base time.

- Step 2: Calculating Inventory index of VSIC 4-digit industries

Formula:          

Where:

IKn4: Inventory index of VSIC 4-digit industry;

iKn: Inventory index of commodity nth  in VSIC 4-digit  industries;

hKn: Weight of commodity n.

Weight of commodity is the value of average inventory of commodity at base year of 2010 (average of the beginning and the end of 2010).

- Step 3: Calculating inventory index of VSIC 2-digit industries

Formula:            

Where:

IKN2: Inventory index of VSIC 2-digit industry;

IKN4: Inventory index of VSIC 4-digit industry;

hKN4: Weight of VSIC 4-digit industry.

Weight of VSIC 4-digit industry is the value of average inventory of VSIC 4-digit industry at base year of 2010 (average of the beginning and the end of 2010).

- Step 4: Calculating inventory index of the whole manufacturing

Where:

IKN: Inventory index of the whole manufacturing;

IKN2: Inventory index of VSIC 2-digit industry;

hKN2: Weight of VSIC 2-digit industry.

Weight of VSIC 2-digit industry is the value of average inventory of VSIC 2-digit industry at base year of 2010 (average of the beginning and the end of 2010).