GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
NÔNG NGHIỆP
Trang trại là những hộ sản xuất
hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng được những tiêu chí nhất
định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng
hóa trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Hiện nay, theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về “Tiêu chí và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại”, cá nhân, hộ gia
đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại
phải thỏa mãn điều kiện sau:
Đối với cơ sở
trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất
tổng hợp phải có diện tích trên mức hạn
điền (3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại)
và giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm;
Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản
lượng hàng hóa từ
1 tỷ đồng/năm trở lên;
Đối với cơ sở
sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối
thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình
quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm là diện tích trồng các loại
cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm kể
từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm,
bao gồm cây lương thực có hạt (lúa, ngô, kê,...), cây công
nghiệp (mía, cói, đay...), cây dược liệu, cây thực phẩm
và cây rau đậu.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm được
tính khi cây trồng bắt đầu quá trình sinh trưởng
và được tính theo vụ sản xuất. Trường hợp
trên cùng diện tích phải trồng lại nhiều lần
do cây bị chết cũng chỉ tính một lần diện
tích.
Diện tích cây lâu năm là diện tích các loại cây nông
nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng
đến khi thu hoạch sản phẩm lần đầu từ
1 năm trở lên và cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều
năm, bao gồm cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su...), cây ăn quả
(cam, chanh, nhãn...), cây dược liệu (quế, đỗ trọng...).
Diện tích cây lâu năm hiện có chỉ
tính diện tích hiện cây còn sống đến thời điểm quan sát, gồm
diện tích trồng tập trung và diện tích được
quy đổi từ số cây trồng
phân tán cho sản phẩm về diện tích trồng tập
trung.
Sản lượng cây nông nghiệp gồm toàn bộ khối lượng
sản phẩm chính của một loại cây hoặc một
nhóm cây nông nghiệp thu được trong một vụ sản xuất
hoặc trong một năm của một đơn vị sản xuất
nông nghiệp hoặc của một vùng, một khu vực
địa lý.
Sản lượng cây trồng
của từng loại sản phẩm được quy định
theo hình thái sản phẩm. Đối với các sản
phẩm như: Thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,... tính theo
hình thái hạt khô; khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ
tươi; chè tính theo búp tươi, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ
khô, trái cây tính theo quả tươi,...
Năng suất
cây nông nghiệp là sản phẩm chính của một
loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thực tế
đã thu được trong một vụ sản xuất hoặc
trong một năm tính bình quân trên một đơn vị diện
tích.
Đối với
cây hàng năm
Năng suất |
= |
Sản lượng
thu hoạch |
Diện tích
gieo trồng |
||
|
|
|
Năng suất |
= |
Sản lượng
thu hoạch |
Diện tích
thu hoạch |
Đối với cây lâu năm
Năng suất
thu hoạch |
= |
Sản lượng
thu hoạch (năm) |
Diện tích
cho sản phẩm (năm) |
Diện tích
thu hoạch: Chỉ tiêu phản ánh diện tích của
một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp trong
năm cho sản lượng đạt ít nhất 30% mức thu hoạch
của năm bình thường. Đối với cây hàng năm, diện
tích thu hoạch bằng diện tích gieo trồng trừ diện
tích mất trắng. Đối với cây lâu năm, diện tích
thu hoạch bằng diện tích cho sản phẩm trừ
diện tích mất trắng.
Sản lượng
lương thực có hạt gồm sản lượng lúa, ngô và các
loại cây lương thực có hạt khác như kê, mì mạch,
cao lương,... được sản xuất ra trong một thời kỳ
nhất định. Chỉ tiêu này không bao gồm sản lượng
các loại cây chất bột có củ.
Sản lượng
lúa (còn gọi là sản lượng đổ
bồ) là sản lượng lúa khô sạch của tất cả
các vụ sản xuất trong năm. Sản lượng lúa năm nào
tính cho năm đó, không bao gồm phần hao hụt trong quá
trình thu hoạch, vận chuyển và các hao hụt khác
(chuột phá, rơi vãi ngoài đồng, hư hỏng trước
khi nhập kho,...).
Sản
lượng ngô là sản lượng ngô
hạt khô sạch đã thu hoạch trong năm.
Sản lượng
cây chất bột có củ gồm sản lượng
sắn, khoai lang, khoai mỡ, khoai sọ, khoai nước, dong
giềng và các loại cây chất bột có củ khác sản
xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
Số lượng gia súc, gia cầm
và vật nuôi khác là số
đầu con gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi khác còn
sống trong quá trình chăn nuôi có tại thời điểm
quan sát, bao gồm:
Số
lượng gia súc bao gồm: Tổng số trâu, bò hiện
có tại thời điểm quan sát (gồm cả trâu, bò
mới sinh sau 24 giờ); tổng số lượng lợn hiện
có tại thời điểm quan sát, gồm lợn thịt; lợn
nái và lợn đực giống (không kể lợn sữa); số
lượng gia súc khác, bao gồm số ngựa, dê, cừu,
hươu, nai, thỏ, chó... có tại thời điểm quan sát.
Tổng
số gia cầm bao gồm: số gà, vịt, ngan, ngỗng
nuôi lấy thịt và đẻ trứng; số lượng gia cầm
khác, bao gồm số chim cút, bồ câu, đà điểu... có tại
thời điểm quan sát.
Số lượng vật nuôi khác, bao gồm
số ong, trăn, rắn... có tại thời điểm quan sát.
Sản lượng sản phẩm
chăn nuôi chủ yếu là khối lượng sản phẩm chính của vật
nuôi chủ yếu (gia súc, gia cầm và vật nuôi khác) do lao
động chăn nuôi kết hợp với quá trình sinh trưởng
tự nhiên của vật nuôi tạo ra trong một thời
kỳ nhất định, bao gồm:
Sản lượng thịt hơi xuất
chuồng: Trọng lượng sống của từng loại
gia súc, gia cầm và vật nuôi khác khi xuất chuồng với
mục đích để giết thịt (bán, cho, biếu, tặng,
tự tiêu dùng trong gia đình...); không tính trọng lượng
của gia súc, gia cầm và vật nuôi khác xuất chuồng
bán để nuôi tiếp và những con còi cọc, bị
bệnh nhưng vẫn giết mổ lấy thịt.
Sản lượng sản phẩm chăn
nuôi không qua giết mổ: Các loại sản phẩm thu được
trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi khác
nhưng không qua giết mổ như sữa, trứng gia cầm,
kén tằm, mật ong, lông cừu, nhung hươu...
LÂM NGHIỆP
Rừng được xác định và phân loại
theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo nguồn gốc hình thành, rừng
hiện có được chia thành rừng tự nhiên và rừng trồng:
Rừng tự
nhiên: là rừng sẵn có trong tự nhiên hoặc
phục hồi bằng tái sinh tự nhiên, bao gồm rừng
nguyên sinh và rừng thứ sinh.
Rừng trồng: là rừng
được hình thành do con người trồng, bao gồm: rừng
trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng
lại sau khi khai thác rừng trồng đã có và rừng
tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Rừng trồng chưa khép tán là rừng
trồng trong những năm đầu, có độ tán che của tán
cây dưới 0,1.
Độ tàn che là mức độ che kín của
tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị
diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ
lệ phần mười.
Rừng trồng mới tập trung là
rừng trồng được thực hiện trong năm đầu, đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật về trồng rừng.
Theo mục đích sử dụng, rừng
được phân chia thành rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất.
Rừng
phòng hộ: là rừng được sử dụng
chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn
chế thiên tai, điều hòa khí hậu và bảo vệ
môi trường.
Rừng đặc
dụng: là rừng được sử dụng chủ
yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ
sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng;
nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử,
văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi,
du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi
trường.
Rừng sản
xuất: là rừng được sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ
môi trường.
Diện tích
rừng hiện có là tổng diện tích rừng tại
một thời điểm nhất định.
Sản lượng gỗ và lâm sản
ngoài gỗ là
sản lượng gỗ, củi, tre, nứa, vầu, luồng,...
và các sản phẩm khác như cánh kiến, nhựa cây, quả
có dầu, quả có hạt,... được khai thác và thu nhặt
từ rừng tự nhiên, rừng trồng và cây lâm nghiệp
trồng phân tán trong một thời kỳ nhất định.
THỦY SẢN
Diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản: là diện
tích đã được sử dụng cho hoạt động nuôi trồng
thủy sản, tính cả diện tích bờ bao; đối với
diện tích ươm, nuôi giống thủy sản thì bao gồm
cả những diện tích phụ trợ cần thiết
như ao lắng lọc, ao xả. Chỉ tiêu này không bao gồm
diện tích đất có mặt nước chuyên dùng vào việc
khác nhưng được tận dụng nuôi trồng thủy sản
như hồ thuỷ lợi, thuỷ điện.
Sản lượng
thủy sản: là khối lượng sản phẩm
của một loại hoặc một nhóm các loại thủy
sản thu được trong một thời kỳ nhất định,
bao gồm: Sản lượng thủy sản khai thác, sản
lượng thủy sản nuôi trồng.
• Sản lượng thủy sản
khai thác gồm sản lượng hải sản khai thác và
sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên các
sông, suối, hồ, đầm, ruộng nước,...
• Sản lượng thủy sản
nuôi trồng gồm tất cả sản lượng các loại
thủy sản thu được nhờ kết quả hoạt động
của nghề nuôi trồng thủy sản tạo ra.
EXPLANATION
OF TERMINOLOGY, CONTENT
AND METHODOLOGY OF SOME STATISTICAL INDICATORS ON AGRICULTURE, FORESTRY
AND FISHING
AGRICULTURE
Farms are
households which produce goods on a large scale and must meet certain criteria
for production scale and output in agriculture, forestry and fishing.
Currently, according to Circular No.
27/2011/TT-BNNPTNT dated April 13, 2011 of the Ministry of Agriculture and
Rural Development on “Criteria and procedures to grant certificate of farm
economy”, individuals and households who engaged in agricultural, forestry or
aquaculture production with the certification of farm economy standards must
satisfy the following conditions:
For cultivation, aquaculture and integrated production
establishments, their farming area must
be over the limit (3.1 ha for the Southeast and the Mekong River Delta, 2.1 ha
for the remaining provinces) and production
value of goods reaches 700 million VND per year;
For livestock establishments must reach the output value of goods at 1 billion VND/year and
over;
For forestry production establishments must have a minimum area of 31 ha and average output value of
goods at 500 million VND per year and over.
Annual planted area is
the planted area with agricultural crops which the growth period do not exceed
one year from planting time to harvest, including cereal crops (rice, maize,
millet etc.), industrial crops (sugarcane, rush, jute, etc.), medical plants,
food crops and legumes.
Annual
planted area is recorded when the plant starts its growing process for each
cropping season. In case that in the same area where crops are replanted many
times due to being dead, the area is also recorded once time.
The area of perennial crop is the area of agricultural crops growing from the planting time
to the first time of harvesting for one year and over and harvests products for
many years, including industrial crops (tea, coffee, rubber, etc.), fruit trees
(oranges, lemons, longans, etc.), medical plants (cinnamon, beans, etc.).
Current area
of perennial crops only recorded for the area of crops that are still alive at
the time of observation, including the area of concentrated cultivation and the
area converted from area of scattered trees having products to the concentrated
area.
Production of agricultural crops is the total volume of the main product of a certain agricultural
crop or group of agricultural crops obtained in a cropping season or in a year
of an agricultural production unit or a region/ geographical area.
Production of
each type of agricultural crops is determined by the form of the product. For
products such as rice, maize, green beans, soybeans, etc. are recorded in the
form of dry grain; sweet potatoes, potatoes, cassava are recorded in form of
fresh bulbs; tea in form of fresh buds,
coffee in form of dry kernel, rubber in form of dried latex, fruits in form
of fresh fruits, etc.
Yield of
agricultural crops refers to the main product per one area unit of a certain
agricultural crop or group of agricultural crops actually harvested in a
production season or in a year on average planted area.
· For annual crops:
Planted yield |
= |
Harvested production |
|||
Planted area |
|||||
Harvested yield |
= |
Harvested production |
|
||
Harvested area |
|
||||
· For perennial crops:
Harvested yield |
= |
Harvested production (year) |
Productive area (year) |
Harvested area: An indicator refers to the total
cultivated/planted area of a certain crop or group of crops in a year, from
which the crop production is reached at least 30% of yield of the ordinary
year. For annual crops, harvested area is equal the cultivated area minus
complete loss area; for perennial crops, it is equal productive area minus
complete loss area.
Production of cereals include output of paddy, maize, and
others grain crops such as wheat, millet, kaoliang, etc. produced in a given period of time. This indicator does not include
production of starchy root crops.
Production of paddy (also known as production of paddy in
basket) is the clean and dried paddy output of all crops in the year. The paddy
output of a year is valid for that year, excluding loss during harvest,
transport, and threshing, etc. (destroyed by mice, loss in fields, damage
before storage).
Production of maize is the output of clean and dried maize
harvested during the year.
Production of starchy root crops refers to the output of cassava, sweet
potatoes, winged yam, taro, edible canna, and other starchy root crops produced
in a given period.
The number of livestock, poultry and other
domestic animals
is the number of heads of livestock, poultry or others alive
in the process of livestock production at the time of enumeration,
including:
• Number of livestock includes
total existing number of buffaloes and cattle at the time of observation
(including the newly born cattle within 24 hours); total number of existing
pigs, including pigs for pork; sows and boars (excluding piglets); other
livestock, including horses, goats, sheep, deer, rabbits, dogs, etc. at the
time of observation;
• Total number of poultry
included number of chickens, ducks, perching ducks and goose raised for food
and eggs and others including total number of quail, pigeons, ostriches, etc.
at the time of observation;
• Number of other domestic animals
includes number of bees, pythons, snakes, etc. at the time of observation.
Main livestock
production is the volume of major livestock (cattle, poultry
and other domestic animals) produced by cultivation activity and the natural
growth of livestock during a given period, including:
Living
weight production: refers to living weight of each kind of livestock,
poultry and other domestic animals when being sold for the purpose of slaughter
(sale, donation, self-consumption in the family, etc.), excluding the weight of
livestock, poultry and other domestic animals to be sold for further breeding
and the stunted, sick, but still being slaughtered for meat.
Output of
non-slaughtered livestock products: Products obtained during the process of
raising livestock, poultry and other domestic animals but not through slaughter
such as milk, poultry eggs, silkworm cocoons, honey, sheep wool, deer velvet,
etc.
FORESTRY
Forests are
identified and classified according to the Ministry of Agriculture and Rural
Development's Circular No. 34/2009/TT-BNNPTNT dated June 10, 2009.
By its
origin, existing forests are divided into natural forest and planted forest;
Natural forests: forests are
available in nature or restored by natural regeneration, including primary and
secondary forests.
Planted forests: refer to
forests which are planted by human, including: new plantations on land without
forests; replanted forests after timber harvest of existing planted forests,
naturally regenerating forests from harvested planted forests.
The planted
forest which does not have canopy layer is the planted forest in the early
years, with the canopy cover of tree is below 0.1.
Canopy cover is the level
of coverage of canopy trees in
a vertical direction per unit of forest area expressed in tenths.
Newly concentrated forests are planted forests in the first year, meet the technical
standards for afforestation.
By purposes
of use, forests are divided into protection forests, special-use forests and
production forests.
Protection forests:
forests are mainly used to protect water resources, protect land, prevent
erosion, combat desertification, limit disasters, regulate climate and protect
the environment.
Special-use forests:
forests are mainly used for nature conservation, the standard sample of the
national ecosystem, and forest genetic resources; scientific research; protection
of historical and cultural relics, tourist attraction; serve for rest and
tourism, combined with environmental protection.
Production forests:
forests are mainly used for production and trading of timber, and non-timber
forest products, combined with purposes of protection and environmental
protection.
The existing forest area refers to the total forest area at a given
time.
Output of timber and non-timber forest products includes output of timber, firewood, bamboo, neohouzeaua, bambusa
nutans, dendrocalamus barbatus, etc., and other products such as shellac,
resins, oleaginousfruits, nuts, etc., harvested and collected from natural
forests, planted forests and scattered forests in a certain period of time.
FISHERY
Water
surface area for aquaculture is the area used for
aquaculture, including the area of embankment; for aquaculture breeding and
hatchery area includes necessary supplement areas such as filtering ponds and
letting out ponds. This indicator does not cover areas of land with special-use
water surface for other purposes, but are used for aquaculture such as
irrigation and hydropower reservoirs.
Aquatic
production refers to volume of an aquatic product or a group of aquatic
species obtained during a given period, including aquatic capture production
and aquaculture production:
· Aquatic capture
production includes production of catches from the sea, and production of
naturally captured from rivers, streams, lakes, lagoons, or rice fields, etc.
· Aquaculture production includes all aquaculture production resulting from aquaculture.