GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ

 

DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài, bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau đây:

Doanh nghiệp Nhà nước gồm các loại doanh nghiệp sau: (1) Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động do Trung ương quản lý và địa phương quản lý; (2) Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước do Trung ương quản lý và địa phương quản lý; (3) Công ty cổ phần vốn trong nước mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm các doanh nghiệp vốn trong nước, thuộc sở hữu tư nhân của một người hoặc nhóm người có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước gồm: (1) Các doanh nghiệp tư nhân; (2) Các công ty hợp danh; (3) Các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; (4) Các công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; (5) Các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước.

Lao động của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công.
Lao động của doanh nghiệp không bao gồm: (1) Những người nhận vật liệu của doanh nghiệp về làm tại gia đình (lao động gia đình); (2) Những người đang trong thời gian học nghề của các trường, trung tâm gửi đến thực tập và doanh nghiệp không quản lý, trả lương; (3) Những lao động của các liên doanh gửi đến và doanh nghiệp không quản lý, trả lương.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì những người là thành viên trong gia đình có tham gia quản lý sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất, nhưng không nhận tiền lương, tiền công - thu nhập của họ là thu nhập hỗn hợp, bao gồm cả lãi kinh doanh - cũng được tính là lao động của doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho hoạt động sản xuất  kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp được tính bằng bình quân vốn kinh doanh của thời điểm đầu năm và cuối năm.   

Công thức tính:

Vốn SXKD
bình quân năm

=

Vốn SXKD đầu kỳ + Vốn SXKD cuối kỳ

2

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp.

   Doanh thu thuần của doanh nghiệp là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế (Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp) và các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại). Doanh thu thuần không bao gồm: (1) Doanh thu hoạt động tài chính; (2) Doanh thu các hoạt động bất thường như thanh lý, nhượng bán tài sản, thu tiền vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý...

Tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp là tổng các khoản mà người lao động nhận được do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, các khoản thu nhập khác có tính chất lương: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương.

- Các khoản thu khác của người lao động như: Quà tặng, thưởng của cấp trên...

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là số lợi nhuận thu được trong năm của doanh nghiệp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong năm trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, đã được bù trừ giữa các hoạt động có lãi và hoạt động bị thua lỗ.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ lệ của tổng số lợi nhuận trước thuế trong năm của doanh nghiệp chia cho tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp các dịch vụ và các thu nhập khác. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả tiêu thụ được một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn là tỷ lệ của tổng số lợi nhuận trước thuế với vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của doanh nghiệp là tỷ lệ của tổng tài sản cố định bình quân trong kỳ với tổng số lao động bình quân trong kỳ, chỉ tiêu này phản ánh một lao động được trang bị bao nhiêu đồng tài sản cố định.

Công thức tính:

Trang bị TSCĐ
bình quân 1 LĐ

=

TSCĐ bình quân trong kỳ

Lao động bình quân trong kỳ

   Trong đó:

TSCĐ
bình quân
trong kỳ

=

Tổng TSCĐ đầu kỳ + Tổng TSCĐ cuối kỳ

2

 

Lao động
bình quân
trong kỳ

=

Tổng số lao động đầu kỳ + Tổng số lao động cuối kỳ

2

 

Số doanh nghiệp và các chỉ tiêu thống kê của doanh nghiệp chỉ tính cho các doanh nghiệp đang còn hoạt động đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, không bao gồm: (1) Các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, mã số thuế nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; (2) Các doanh nghiệp đã giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình; các doanh nghiệp đã cấp đăng ký kinh doanh nhưng không có tại địa phương (đã xác minh mà không thấy); (3) Các đơn vị không phải là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, như các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp.

Hợp tác xã trong điều tra doanh nghiệp gồm các loại hình: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý Liên hiệp hợp tác xã.

Lao động trong hợp tác xã là toàn bộ số lao động do hợp tác xã quản lý, sử dụng và trả lương, trả công không bao gồm xã viên.


EXPLANATION OF TERMINOLOGY, CONTENT
AND METHODOLOGY OF SOME STATISTICAL INDICATORS ON ENTERPRISE AND COOPERATIVE

 

Enterprise is economic unit that perform independent economic accounting, have its own legal person status, and established under the Enterprise Law, the Foreign Direct Investment Law or under the Agreement signed between the Government of Viet Nam and foreign government, including following types of enterprises:

State owned enterprises include following types: (1) Enterprises with 100% of State capital operating under control of the central or local government; (2) Limited liability companies under management of the central or local government; (3) Domestic capital joint-stock companies where the State holds more than 50% of charter capital.

Non-State enterprises include domestic capital enterprises, whose capital is under private ownership of one person or group of State-owned persons but accounts for 50% or less of the charter capital. There are following types of Non-State enterprises: (1) Private enterprises; (2) Partnership companies; (3) Private limited liability companies; (4) Joint-stock companies without State capital; (5) Joint-stock companies with 50% and less than of charter capital shared by the government.

Foreign direct investment sector includes enterprises with capital directly invested by foreigners, irrespective of the proportion of foreign capital is. This sector comprises two main types of enterprises, which are100% foreign invested enterprises and joint ventures between foreign parties and domestic partners.

Employees of the enterprise reflect entire number of persons managed, used and paid wage/salary by an enterprise. Employees of enterprise do not include: (1) Persons who receive materials of the enterprise to work at their home (family labor); (2) Persons who are working as apprentices thatsent from schools, training centers for practice and not paid by the enterprise; (3) Persons who are sent to work in an enterprise by a joint venture and the enterprise does not pay wage/salary.

For private enterprises, persons who are members of the family and engage in management of production or directly produce but do not receive wage/salary - their incomes remixed with the profit of business - are also considered employees of the enterprise.

Annual average capital of the enterprise is the advance payments on all tangible and intangible assets served for production and business operations of the enterprise. The annual average capital of the enterprise is calculated as the average capital of the enterprise at the beginning of the year and at the end of the year.

Formula:


The annual average capital


=

Capital at the beginning
of the period

+

Capital at the end of the period

2

Fixed assets and long-term investment of the enterprise is total remaining value of fixed assets, value of basic construction cost in progress, deposits, long-term deposits and other long-term financial investment amount of the enterprise.

Net turnover of the enterprise is total income of the enterprise gained by selling its products or services to outside after subtracting taxes (special consumption tax, export tax, value added tax by method of direct accounts payable) and other reductions (discounts, rebates on goods sold, returned goods). Net turnover does not include: (1) Turnover from financial activities; (2) Turnover from unusual activities such as: clearance sale, sale of asset, collection of money due to partner violates contract, collection of bad debt that was processed...

Total income of employees in the enterprise is the sum of the amount received by employees for their participation in the production and business process of the enterprise, including:

-  Salaries, bonuses and allowances and other incomes, including salaries, wages, allowances and bonuses in salaries.

- Other incomes of employees such as: gifts and tips from leaders.

Profit before tax of the enterprise is amount of gain in the year of the enterprise from the production and business activities, financial activities and other activities during the year before paying enterprise income tax. It is total profit of the whole enterprise that means amount remained after taking gain minus loss of all activities.

Profit rate per net turnover (return on sales) is the rate between total profit before tax earned from production and business activities, financial activities and other activities of the enterprise in the year and total net turnover gained by selling products, goods, services and other income. The profit rate per net turnover reflects how much profit generated by enterprise from its revenue.

Profit rate per capital is the ratio comparing total profit before tax to average production and business capital during the period, reflecting how much profit gained by one unit of capital.

 Average equipped fixed assets per one employee of the enterprise is the ratio of total fixed assets on average in the period to total number of employees on average in the period, reflecting how much fixed assets are equipped for an employee.

   Formula:

Average equipped fixed asset per employee

=

Average fixed assets
in the period

Average employees
in the period

Where:

 


Average fixed assets in the period


=

Total fixed assets
at the beginning
of the period

+

Total fixed assets at the end of the period

2

 



Average employees in the period



=

Total number of employees at the beginning of the period

+

Total number of employees at the end of the period

2

 

The number of enterprises and statistical indicators of enterprises are only calculated for enterprises which are still operating by 31 December every year, excluding: (1) Enterprises that received business license, tax code but still do not operate; (2) Enterprises that were dissolved, merged or transformed; Enterprises have been issued business registration certificate but not in the locality (verified but not found); (3) Units are not independent economic accounting such as branches, dependent units and public service delivery units.

Cooperatives in the enterprise survey includes: Cooperatives, cooperative unions and people’s credit funds.

A cooperative is a collective, co-ownership economic organization, having the legal person status, voluntarily established by at least seven members who mutually cooperate in production, business and job creation to meet the common needs of cooperative members, on the basis of self-control, self-responsibility, equality and democracy in the management of the cooperative.

A cooperative union is a collective, co-ownership economic organization, having legal person status, voluntarily established by at least four cooperatives that mutually support each other in production and business activities, to meet common needs of member cooperatives, on the basis of self-control, self-responsibility, equality and democracy in the management of the cooperative union.

Employees in the cooperative is the total employees managed, used and paid wage/salary by the cooperative excluding cooperative members.